GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HUYỆN CHÂU ĐỨC

Cập nhật lúc 22:34:16 06-04-2017 (GMT+7) Lượt xem:1732

Văn bản hành chánh

Để hiểu rõ giá trị của văn bản, cũng như để mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trước hết, chúng ta cần hiều rõ khái niệm hành chánh.

I. Khái niệm Một văn bản khi ban hành đã tự khẳng định vị trí vai trò của nó trong lĩnh vực quản lý và điều hành. Văn bản khi ban hành dưới bất kỳ hình thức nào đều nhắm vào mục tiêu cơ bản là thúc đẩy sự phát triển của đất nước nói chung và giáo hội nói riêng hoàn toàn không có gì là chủ quan khi cho rằng Giáo hội muốn đạt được chức năng, nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất mà không cần những biện pháp thích hợp qua việc ban hành văn bản hành chánh là đều không thể có. Trong nhiều năm qua, do điều kiện chủ quan và khách quan, cơ quan hành chánh Giáo hội các cấp có sự thiếu quan tâm trong việc hướng dẫn về soạn thảo văn bản hành chánh theo đúng quy trình của nó. Thông thường người ta thường nói “Phải gắn lý luận với thực tiển”, nhưng lý luận với mức độ không đào tạo hẳn hoi, thiển nghĩa đó cũng chỉ là “Cưỡi ngựa xem hoa”. Lâu nay, khi soạn thảo văn bản mỗi nơi mỗi cách, nhất là hình thức văn bản không được thống nhất. Nếu làm tốt công tác soạn thảo văn bản, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Giáo hội. Bởi vì, chất lượng của văn bản ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả quản lý của Giáo hội. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của văn bản, cần nghiên cứu một cách tường tận quy trình soạn thảo văn bản từ nội dung đến hình thức. Để hiểu rõ giá trị của văn bản, cũng như để mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trước hết, chúng ta cần hiều rõ khái niệm hành chánh

  1. Hành chánh là bản thể luật:
  2. Khi nghiên cứu hành chánh ở thể tĩnh cho đến nay mọi người đều công nhận:
  3. Về bản chất: Hành chánh là nguồn gốc của các mối tương quan giữa người và người, giữa người với cộng đồng. Dần dần nó trở thành quy tắc xử sự mà mỗi con người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau, hay giao tiếp với xã hội. Cuối cùng nó trở thành định chế được mọi người tuân thủ, được nó bảo vệ và cũng bị nó chế tài.
  4. Về bản thể: Ban đầu hành chánh là chức năng xã hội, bắt buộc mọi người phải tuân hành. Nguyên thủy của hành chánh là nghệ thuật chung sống với nhau. Dần dần nó trở thành kỷ thuật bảo vệ cuộc sống chung, để cuối cùng nó trở thành khoa học bảo vệ an cư lạc nghiệp cho mọi thành viên trong xã hội.
 
  1. Khi nghiên cứu ở thể động: Hành chánh ban đầu có tính cưỡng hành, sau dần pháp luật được đồng hóa với trật tự, rồi với an ninh để chuyển đổi từ tính cưỡng hành đi đến sự phù hợp với lợi ích công cộng.
  2.  Hành chánh là đạo đức luận:
  3. Có nhiều người thường đem đạo đức đối lập với hành chánh. người ta thường nói: dùng hành chánh thì phải bỏ qua đạo đức và dùng đức phải phế hành chánh.
  4. Sự thật, mục đích cuối cùng của hành chánh là đưa đến cái thiện, nhưng đó không phải là cái thiện vị kỷ mà là cái thiện vị tha, cái thiện của cộng đồng nhân loại, chứ không phải là cái thiện cá nhân của mỗi con người.
  5. Nhìn chung khuynh hướng hành chánh tiến bộ hiện nay của thế giới là hành chánh trùng hợp với đạo đức. Do đó, loài người hiện nay có thể triệt tiêu được mọi khổ đau của tâm hồn, ở Việt Nam thường dùng khái niệm lý – tình nhầm nói lên quan niệm đạo đức bằng ý niệm chính đáng và quan niệm hành chánh bằng ý niệm hợp pháp. Theo đạo lý Phật giáo thì mọi việc có liên quan, tuân thủ “Quán đãi Đạo lý”, tức là phải có tình có lý, đạo tục phải dung thông.
  6. Hành chánh là phương pháp luận:
Hành chánh là một khoa học, nhưng khi vận dụng nó lại là một nghệ thuật. Vì thế, hành chánh luôn chính xác, vì chính xác nên hành chánh đã phục vụ tốt cho chân lý. Chân lý của hành chánh không phải là chân lý tuyệt đối mà là công lý. Công lý là cái “Chân – Thiện – Mỹ” của thời đại được mọi người đồng tình chấp nhận. Vì vậy, công lý đổi thay qua không gian và thời gian. Công lý của quốc gia này không phải là công lý của quốc gia khác. Do đó, các văn bản hành chánh luôn có đầy đủ các đặc tính khoa học như:
  • Quy cũ phân minh và chặt chẽ.
  • Khoa học thuận lý và có tính thuyết phục cao.
  • Nhân bản vững chắc và phục thiện.
  • Tiến bộ vì có đầy đủ khả năng để ứng dụng vào công tác vị trí an toàn cho dân tộc, không phân biệt màu da, tôn giáo hoặc trình độ.
Như vậy, nội dung của hành chánh luôn tuyệt đối, chính xác về không gian, chính xác về thời gian. Cho nên, nội dung văn bản hành chánh phải cô đọng, xúc tích. Dấu ngắt trong câu văn bản cũng đóng trong câu văn bản cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nếu ngắt câu tùy tiện sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung gây những hậu quả khó lường. Xin đơn cử một vài ví dụ:
Thí dụ 1: Văn bản hành chánh đặt dấu câu không đúng. Xưa có một ông nhà giàu sanh được một đứa con gái và một đứa con trai tên là Phi. Cô gái lớn đã gã chồng, nhưng cậu trai
 
thì chỉ mới vài tháng tuổi, chẳng may ông sắp lìa trần. Trước khi lìa trần ông viết chúc thư nhưng không có chấm, phẩy gì hết. Nội dung chúc thư như sau:
“Dư kim thất thập tuế sinh đắc nhất nam nhi Phi ngô tử giả kỳ gia tài giao dự tế ngoại nhân bất đắc xâm tranh”
Ông giao chúc thư cho chàng rễ và ông Trưởng giả qua đời. Chàng rễ hiểu theo ý mình và ngắt câu, đặt dấu phẩy sau chữ Nhi, sau chữ Giả, sau chữ Tuế, thành câu văn như sau: “Tôi nay tuổi đã bảy mươi sanh được một con trai, không phải là con tôi, giao gia tài cho rễ người ngoài không được tranh giành (Dư kim thất thập tuế sinh đắc nhất nam nhi, Phi ngô tử giả, kỳ gia tài giao dữ Tế, ngoại nhân bất đắc xâm tranh). Chàng rễ thấy cha vợ giao gia tài cho mình thì tận tình nuôi dưỡng cậu em vợ. Khi cậu Phi thành niên, cậu đòi lại gia tài. Chúc thư được đệ nạp quan huyện. Sau khi thẩm vấn đôi bên và nắm vững nội vụ, quan huyện bèn dùng bút son ngắt câu lại. quan huyện đặt dấu phẩy sau chữ Phi, sau chữ Giả, sau chữ dữ, thì ý chí thực sự  của Phú ông là: “Tôi nay tuổi đã bảy mươi sanh được một đứa con trai tên là Phi, đích thực là con tôi, giao gia tài cho nó, rễ là người ngoài không được tranh giành” (Dư kim thất thập tuế sinh đắc nhất nam Nhi Phi, ngô tử giả, kỳ gia tài giao dữ, Tế ngoại nhân bất đắc xâm tranh) và quan huyện quyết định giao toàn bộ gia tài cho cậu Phi làm chủ sở hữu.
Qua thí dụ trên, nếu Phú ông muốn giao gia tài cho rễ thì cả đoạn văn “ngoại nhân bất đắc xâm tranh” trở thành vô nghĩa vì thừa. Câu văn thừa này trở thành “Vô dụng đích”, có viết câu đó hay không thì người ngoài không phải là con cháu của Phú ông cũng không được quyền tranh giành tài sản của ông. Chúc thư này nhằm mục đích loại trừ khả năng chiếm tài sản của chàng rễ mà thôi. Như vậy, qua thí dụ trên cho thấy khi thực hiện văn bản hành chánh điều tối kỵ là viết thừa. Nhưng điều quan trọng khác trong văn bản hành chánh là phải rõ ràng, rành mạch làm cho người tiếp thu văn bản hiểu một cách không khó khăn, không lệch lạc.
Do đó trong văn bản hành chánh không được dùng các từ mơ hồ, lấp lửng, rồi phó mặc cho ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Tuyệt đối không được chơi chữ khiến người khác phải suy đoán theo cảm tính.
Thí dụ 2: Văn bản hành chánh viết theo kiểu chơi chữ, lấp lửng:”Tại một Huyện nọ (thời phong kiến), Quan Huyện đi vắng. Bà Quan Huyện thay chồng điều hành công việc (sự việc này được gán cho bà Huyện Thanh Quan). Có một thiếu phụ có chồng đi lính thú chưa mãn hạn, ở nhà ngưới thiếu phụ làm đơn xin tái giá. Bà quan huyện liền dùng bút son để phê vào đơn, không có chấm phẩy gì hết “Cho về lấy chồng không được ở nhà chồng cũ”. Đến khi sự việc đưa ra quan tỉnh thì quan huyện sở tại mới giải thích là “Cho về lấy chồng không được, ở nhà chồng cũ”.
Thí dụ 3: Văn bản hành chánh không có dấu câu, khiến mọi người muốn hiểu sao cũng được. Một quan huyện có phê vào đơn của một nông dân xin phép giết con trâu già: “Trâu
 
cày không được giết” để đương đơn hiểu là “Trâu cày không được, giết”. Thực chất ý của vị quan huyện là “Trâu cày, không được giết”.
Thí dụ 4: Văn bản hành chánh viết câu mơ hồ, không có dấu câu, khiến mọi người muốn hiểu sao cũng được. “Quân ta đánh đồn giặc chết như rạ”, có thể hiểu : “Quân ta đánh đồn giặc, chết như rạ”, như vậy một câu nói lấp lững làm mất nhuệ khí chiến đấu và câu này có thể hiểu cách khác : “Quân ta đánh đồn, giặc chết như rạ”, cũng một câu nói nhưng dấu câu rõ ràng làm tăng tinh thần chiến đấu của quân dân.
II. Định nghĩa hành chánh
Hành chánh là các nguyên tắc quy cũ để điều hành công tác quản lý Giáo hội do nhân dân tin tưởng giao phó. Hành chánh có các đặc tính: liên tục, thường xuyên, có quy cũ nghiêm nghị, có hệ thống phân minh.
III. Định nghĩa Văn bản
Văn bản là sự phản ánh ý chí của Giáo Hội vào thế giới hiện thực. Văn bản đã cụ thể hóa, khái quát hóa thực tế khách quan và đưa chúng vào văn bản để điều hòa các mối quan hệ trong Giáo hội. Sự điều hòa các mối quan hệ của văn bản đều được thực tiễn kiểm nghiệm thông qua những hiệu quả đạt được khi văn bản được ban hành. như vậy, một văn bản khi ban hành phải đầy đủ văn phong hành chánh, hiệu quả thực hiện và thực tiễn kiểm nghiệm.
Do tính chất đa dạng và phức tạp của hoạt động quản lý và điều hành Giáo hội, việc lựa chọn hình thức quản lý và điều hành nào hiệu quả nhất, thích hợp nhất là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức này, hay hình thức khác không tùy thuộc vào ý chí chủ quan của Giáo hội, mà tùy thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, của từng địa phương, từng ngành để có hình thức quản lý và điều hành phù hợp. Trong số các hình thức mà Giáo hội thường sử dụng trong quá trình quản lý và điều hành phải kể đến hoạt động xây dựng, ban hành văn bản. Đây là hình thức mang tính chất pháp lý, tính chất giáo quyền và nó thể hiện rõ ý chí Giáo hội.
Vì vậy, soạn thảo và ban hành văn bản là hoạt động không thể thiếu được trong việc quản lý và điều hành Giáo hội. Văn bản quy định nhiều vấn đề quan trọng như quyền và nghĩa vụ của Tăng Ni, Phật tử khi trong hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành của Giáo hội, trình tự thủ tục để thực hiện quyền và nghĩa vụ, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành Giáo hội.
IV Thẩm quyền ban hành văn bản
Văn bản quản lý hành chánh là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý của các cấp Giáo hội. Văn bản hành chánh được sử dụng như là cơ sở pháp lý quan trọng và ban hành các văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
 
Theo quy chế hành chánh của Giáo hội hiện nay chỉ có 03 cấp hành chánh là Trung ương Giáo hội - Ban Trị sự Tỉnh và Thành hội Phật giáo - Ban Trị sự Quận, huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh.
* Trung ương Giáo hội ban hành các loại văn bản: Giáo chỉ, Thông điệp, Nghị quyết, Thông bạch, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, vv.. và các loại công văn giấy tờ khác.
* Ban Trị sự Tỉnh và Thành hội Phật giáo ban hành các văn bản: Nghị quyết, Thông bạch, Thông tư, Thông báo, vv.. và các loại công văn giấy tờ khác.
* Ban Trị sự Quận, huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh ban hành các loại văn bản theo chức năng quyền hạn được quy định trong Nội quy Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo.

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu