GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HUYỆN CHÂU ĐỨC

Cập nhật lúc 00:52:10 08-04-2017 (GMT+7) Lượt xem:1980

Chùa Như Ý – Lễ hội Quán Âm cầu an đầu năm

Nhân dịp đầu năm mới Đinh Dậu 2017 dưới sự chủ trì của Đại đức trụ trì Thích Chiếu Hiền chùa Như Ý – xã Bàu Chinh – huyện Châu Đức đã tổ chức Lễ hội Ngũ bách danh đảnh lễ Quán Thế Âm Bồ Tát cầu an đầu năm mới.

Đạo Phật đã truyền vào Việt Nam trên 2.000 năm, trải qua rất nhiều thời đại vàng son, nhất là đời Lý Trần, nhờ chủ trương Phật đản toàn dân nên mọi người sống an vui, hạnh phúc. Song bên cạnh đó không biết bao nhiêu cuộc thăng trầm, thịnh suy, tùy theo vận mệnh của đất nước. Nhưng niềm tin của người dân nước Việt đối với Bồ-tát Quán Thế Âm không bao giờ bị mai một. Niềm tin dựa trên thần lực nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm, đi vào đời để cứu độ chúng sinh như “có cầu tất ứng”. Bồ-tát Quán Thế Âm sở dĩ được tôn xưng với danh hiệu không thể nghĩ bàn, nhờ ngài luôn ban bố niềm vui đến mọi người và sẵn sàng giúp tất cả chúng sinh vượt qua sợ hãi khổ đau, đang chịu nhiều bất hạnh trong đời. Như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, yêu tinh tà mahãm hại, giam cầm tù tội cho đến nạn trộm cướp và vua quan chiếm đoạt. Bồ-tát Quán Thế Âm là điểm tựa tinh thần vững chắc để mọi người, bắt chước và noi theo, từ con người phàm phu tục tử có thể trở thành Thánh nhân cao quý nhờ trì niệm hồng danh Ngài.

Quán Thế Âm còn có nghĩa Quán Tự Tại, vì sao? Vì ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách. Trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy sáu căn là nhân của luân hồi sinh tử và sáu căn cũng là nhân của giải thoát. Sau khi Phật bảo 25 vị Thánh trình bày chỗ tu chứng của mình xong, Phật dạy Bồ-tát Văn thù chọn lựa căn viên thông để tu. Cuối cùng Bồ-tát chọn lựa “nhĩ căn” là viên thông hơn cả. Đây là lối tu: “Phản văn văn tự tánh” của Bồ-tát Quán Thế Âm. Chữ phản ở đây có nghĩa là ngược lại, thay vì từ xưa đến giờ chúng ta chạy theo âm thanh, có tiếng là có nghe, không tiếng là không nghe, quên mất tánh nghe thường hằng của mình. Bây giờ biết rồi, chỉ nhớ mình có tánh nghe, nghe tất cả mà không bám vào âm thanh riêng biệt nào. Cho nên Bồ-tát Văn Thù khuyên đại chúng và ngài A-nan: “Xoay cơ quan nghe của ông, trở lại nghe tánh nghe của mình, thành tựu tánh nghe là đạo vô thượng. Đây là con đường vào cửa Niết-bàn của tất cả chư Phật nhiều như số vi trần".

Nghi lễ được bắt đầu vào lúc 19h mồng 1 tết Đinh Dậu. Sau nghi thức cầu an, chư tăng và đại chúng thực hiện khoá lễ Lạy ngũ bách danh.

20h ngày mồng 3 sau khi hoàn mãn khoá lễ, chư tăng và đại chúng rước ngọn lửa trí tuệ từ Đại hùng bửu điện và thực hiện Lễ hội hoa đăng mang ngọn lửa chánh giác về nghĩa trang xã Bàu Chinh thực hiện thời khoá cầu siêu.

Xin giới thiệu chùm ảnh mà Ban TTTT chúng tôi ghi nhận được:


img 9488 copy

www. PGBRVT.Quảng Chuyên
Ban TTTT PG huyện

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu