GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HUYỆN CHÂU ĐỨC

Cập nhật lúc 17:39:41 23-07-2024 (GMT+7) Lượt xem:41

Châu Đức: Đại đưc Thích Hạnh Danh có buổi nói chuyện tại Hạ Trường Ni huyện Châu Đức.

Sáng ngày 18/06 /Giáp Thìn, ĐĐ. Thích Hạnh Danh, Chánh Thư Ký Ban Trị Sự GHPGVN huyện Châu Đức đến thăm và có buổi nói chuyện đến các hành giả an cư tại Hạ Trường Ni ( Chùa Long Hoa, xã Láng Lớn), huyện Châu Đức.

 


Mở đầu buổi nói chuyện, ĐĐ. Thích Hạnh Danh chia sẻ về vấn đề  “Tế lễ Trai Đàn”
Cúng tế cho người đã khuất là một thực thể văn hóa của nhân loại, được biểu hiện dưới nhiều hình thức lễ nghi, tùy theo quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng… của chủ thể văn hóa.
Với Phật giáo, cúng tế ở đây mang nghĩa cung cấp vật thực cho một đối tượng hay một nhóm đối tượng, được thực hiện thông qua một hình thức lễ nghi.
     Trước hết, theo lời Phật dạy trong kinh Tăng chi, trong những bổn phận của một người đệ tử lý tưởng, thuật ngữ gọi là Thánh đệ tử, cần phải thực hiện năm loại hiến cúng. Một trong năm loại hiến cúng đó, chính là hiến cúng cho các vong linh quá khứ.
  Thứ hai, tất cả loài hữu tình do các món ăn. Việc cúng tế là một trong những cách thức cung cấp vật thực giúp cho chúng sanh tồn tại. Đây cũng là một phương cách nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu.
    Thứ ba, trong nhận thức chánh kiến, hiểu đúng về việc cúng dường cũng như tế tự là một trong những nội dung cơ bản. Kinh ghi: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh…. là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
    Thứ tư, tri ân và báo ân là phẩm chất đạo đức không thể thiếu của người đệ tử Phật. Sở dĩ được gọi là con người lý tưởng là phải biết ân và nỗ lực báo ân. Như vậy, việc cúng tế cho người đã khuất trong đó có cha mẹ và bà con là trách vụ cần làm của một người đệ tử Phật lý tưởng.
          Một trong những bằng chứng về quan điểm này, đó là khi vua Ba Tu Nặc gặp phải ác mộng, các vị Bà-la-môn đã đề xuất một đại tế đàn11, mà chỉ tính riêng vật nuôi đã có năm trăm con bò đực, năm trăm con bò con đực, năm trăm con bò con cái, năm trăm con dê, và năm trăm con cừu được dắt đến trụ tế lễ để làm lễ tế đàn. Truyền thống hiến tế bằng sinh vật sống này hiện còn được tổ chức ở một vài nơi tại Ấn Độ, Nepal và bị dư luận thế giới cực lực chống đối. Theo Đức Phật, tế đàn như vậy không có an lạc mà dẫn đến khổ đau.
     Việc không đồng tình với những tế đàn tắm máu, đã làm cho nhiều đại diện tôn giáo và cả các bậc vương quan nghĩ rằng Đức Phật chống đối việc cúng tế. Ngay đây, Đức Phật đã giải thích rằng: Này Bà-la-môn, Ta không tán thán tất cả loại tế đàn. Nhưng này Bà-la-môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn… này Bà-la-môn, Ta tán thán tế đàn không có sát sanh. (Kinh Tiểu Bộ).
    Do vậy, cúng tế cho người đã khuất không những là bổn phận của người đệ tử Phật lý tưởng, là biểu hiện của lòng tri ân, báo ân, mà còn là phương cách thể hiện lòng thương yêu đối với chúng sanh đang khổ đau trong quỷ giới. Phẩm vật có thể linh động, tùy theo phước duyên của người tế tự, nhưng trên hết là phải trong sạch, không được sát sanh cũng như không chứa đựng sự đau khổ của chúng sanh.
Trong Kinh Trung Bộ Đức Phật dạy: “Có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ”. Đói khổ trong loài ngạ quỷ là những lậu hoặc có thể được đoạn trừ bởi tế tự. Tế tự đúng pháp, ngoài việc giúp loài ngạ quỷ giảm thiểu phiền não, khổ đau, còn nuôi dưỡng lòng thương yêu cũng như tăng trưởng phẩm hạnh của con người.
Buổi nói chuyện kết thúc thật hoan hỷ sau đó Chư tôn Thiền đức ni thọ trai và Kinh hành.















                                                                                              Ban TTTT Huyện

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu