GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HUYỆN CHÂU ĐỨC

Cập nhật lúc 00:17:38 22-03-2018 (GMT+7) Lượt xem:2523

NGHIÊN CỨU VỀ KINH A HÀM (Ãgama, Sanscrist)

A Hàm là chỉ cho giáo pháp được truyền thừa hoặc là Thánh Điển truyền thừa giáo pháp của đức Phật. Ở đây nó cùng nghĩa với Pháp (Dharma (phạn)). Gọi A Hàm là kinh A Hàm là do thói quen xưa nay.

A-NGHIÊN CỨU MỘT

KINH A HÀM. Đó là tên gọi chung các Kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy. Dịch là Pháp qui nghĩa là gồm thâu các Pháp. Còn dịch là Vô tỷ pháp, nghĩa là các Pháp mầu nhiệm không chi sánh bằng.

Phật thuyết giảng Kinh A Hàm tất cả có bốn bộ:

1/-Trường A Hàm (Dirghãgama)

2/-Trung A Hàm (Madhyamãgama)

3/-Tạp A Hàm (Samyuktãgama)

4/-Tăng Nhứt A Hàm (Ekottarãgama)

Bốn bộ kinh A Hàm chuyên giải về giáo pháp Phật Giáo Nguyên Thủy, giảng giải rằng các pháp đều có nên gọi là Tứ hửu.

Sau khi thành đạo, đức Phật đến thành Ba La Nại thuyết pháp độ sanh, lưu trú tại Vườn Nai khoảng 12 năm. Do đóthời kỳ nầy được gọi là A Hàm Thời hoặc là Vườn Nai Thời.

Các kinh A Hàm đều được gom vào Tứ Diệu Đế và 12 Nhân Duyên. Ai thọ trì, khéo thi hành Tứ Diệu Đế và quán tưởng mà diệt tận 12 Nhân Duyên thì được Đắc Đạo thành A La Hán hoặc Duyên Giác.

 

B-NGHIÊNG CỨU HAI

Theo danh từ Phật học tiếng Anh:

Ãgama, the Ãgama, a collection of doctrines, general name for the Hinayãna scriptures: the home or collecting-place of the Law or Truth; peerless law; or ne plus ultra , ultimate, absolute truth. Four Ãgama are Dirghãgama “long” treatises on cosmogony. Madhyamãgama “middle” teatises on metaphysics. Samyuktãgama “miscellaneous” treatises on abstract contemplation. Ekottarãgama “numerical” treatises, subjects treated numerically. There is also a division of Five Ãgama. The period when the Buđha taught Hinayãna doctrine in the Deer Garden during the first twelve years of his ministry. Hinayãna.

C-NGHIÊN CỨU BA

A Hàm (Ãgama) tên gọi chung các Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy. Còn gọi là A cấp ma, A hàm, A hàm mộ, dịch là Pháp qui. Nghĩa là tất cả Pháp đều qui về nơi đây không thiếu sót. Còn dịch là Vô tỷ pháp, nghĩa là diệu pháp không gì so sánh kịp. Hoặc dịch là Xu vô, nghĩa là ý chỉ được nói ra cuối cùng không theo về đâu cả.

Tham khảo: Trường A hàm kinh tự. Danh nghĩa tập, quyển 4. A hàm mộ sao tự. Thiện kiến luật Tỳ bà sa, q.1; v.v…

1/-Biệt dịch Tạp A Hàm kinh 16 quyển, không rõ tên người dịch. Dịch toát yếu của Tạp A Hàm kinh.

2/-Ngũ A Hàm kinh gồm có: (1)-Trường A Hàm.(2)-Trung A Hàm. (3)-Tăng dục đa A hàm. (4)- Ương quật đà la A Hàm. (5)-Quật đà già A Hàm.

3/-Tạp A hàm kinh, 1 quyển. Không rõ tên người dịch. Dịch toát yếu trong Tạp A hàm bản kinh.

4/-Trường A hàm thập báo pháp kinh, 1 quyển. An Thế Cao đời Hậu Hán dịch, đồng bản với Thập Thượng Kinh củaTrường A Hàm nhưng khác người dịch. Thập chủng pháp nói ở Tăng Nhất.

5/-Tứ A Hàm Kinh. Tất cả kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy chia làm 4 bộ:

(1)-Tăng Nhất A Hàm kinh (Ekottarãgama ), 51 quyển, sưu tập số của pháp môn.

(2)-Trường A Hàm kinh (Dirghãgama), 22 quyển, tập hợp những kinh văn dài.

(3)-Trung A Hàm kinh (Madhyamãgama), 60 quyển, tập hợp các kinh văn không dài không ngắn.

(4)-Tạp A Hàm kinh (Samyuktãgama), 50 quyển, hổn hợp cả 3 loại trên. Tên của 4 bộ do thể tài của kinh văn mà thành.

Các kinh A Hàm đều tập trung nói về Tứ Diệu Đế và 12 Nhân Duyên.

D-NGHIÊN CỨU BỐN

I-GIẢI THÍCH A HÀM

A Hàm dịch ý là Pháp qui, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng chủng thuyết, Vô tỷ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Qui, Lai, Tạng.

Hiện tại, các học giả giải thích nghĩa A Hàm là Lai trước, Thú qui, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập, Kinh điểnv.v…tức là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do những giáo thuyết tập thành. A Hàmthông thường chỉ 4 bộ A Hàm hoặc 5 bộ A Hàm Thánh Điển của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Những bộ luận giải thích về A Hàm gồm có: Luận Du già sư địa, quyển 85; Dị bộ tông luân luận thuật ký; Thành duy thức luận thuật ký, quyển 4; Câu xá luận quang ký quyển 28; Huyền ứng âm nghĩa quyển 23, 25; Du già luận ký quyển 6; Tuệ lâm âm nghĩa quyển 18, 26, 51; Hi lân âm nghĩa quyển 8; Viên giác kinh đại sớ sao quyển 4, v.v…Những luận trên đều giải thích A Hàm là giáo pháp được truyền thừa.

Thiện kiến luật tỳ bà sa quyển 2 thì gọi A Hàm là nghĩa dung chứa, tụ tập. Nhưng đây có thể là chỉ cho tiếng Pãli Nikaya có nghĩa là tập hội, hoặc toản tập chứ không phải giải thích Ãgama. Pháp hoa luận sớ quyển trung có nêu ra thuyết của Đạo An đời Đông Tấn, giải thích rằng: A Hàm là thú vô vi tất cả Pháp đều qui về pháp Không rốt ráo.

Trong bài tựa kinh A Hàm, Tăng Triệu giải thích A Hàm là pháp qui. Có thể nói tất cả những giải thích trên đây đều không đúng với ý chính của từ A Hàm. Bởi vì A Hàm là giáo pháp được truyền thừa, sau khi đức Phật nhập diệt mới lần lược được kết tập thành nội dung của Tạng Tu Đa La (Phạn: Sũtrãnta-pitaka, Tạng Kinh) trong ba tạng, chia làm 4A Hàm hoặc 5 A Hàm. Bốn A Hàm tức là: Trung A Hàm, Trường A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Tạp A hàm (hoặc Tương Ứng) mà kinh Bát Nê Hoàn quyển hạ, Hửu Bộ tỳ nại da tạp sự quyển 39, luận Đại Trí Độ quyển 2, luận Du Già Sư Địaquyển 85, soạn tập Tam Tạng và Tạp Tạng truyện v.v…đã đề cập đến.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 1, phẩm tựa, kinh Đại Bát Niết Bàn, bản Bắc, quyển 13; kinh Đại Thừa Đại TậpĐịa Tạng Thập Luận quyển 2, v.v…cũng có ghi tên bốn A Hàm.

Về Năm A Hàm, Thiện Kiến Luật Tỳ bà Sa quyển 1, Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trụ Kí, v.v…ghi rằng: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Thuật Đa (Tương Ưng), Ưng Quật Đa (Tăng Nhất) và Khuất Đà Ca ( Tạp Loại). Luật Ngũ Phần quyển 30, Luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 32, Luật Tứ Phần quyển 54, Luận Phân Biệt Công Đứcquyển 1, v.v…gọi Khuất Đà Ca A Hàm trong 5 A Hàm là Tạp Tạng. Năm A Hàm nầy tương đương với năm bộ kinh(pãnaca-nikãya) trong kinh Phật bằng tiếng Pãli.

Trong Tỳ Nai Ya Tiểu Phẩm (Vinayacũlavagga), Nhất Thiết Thiện Kiến (Samanta-pãsãdikã I) và bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú (Sumangala-vilãsini) thì năm bộ kinh là: Dĩgha-nikãya, Mjjhima-nikãya, Sam-yutta-nikãya, Anguttara-nikãya và Khuddaka-nikãya tưng đương với năm bộ A Hàm: Trường, Trung, Tương Ứng, Tăng Chi và Tiểu Bộ kinhhiện nay.

Trong bài tựa của Trường Bộ kinh viết: Sau đại hội kết tập lần thứ nhất, Trường Bộ Kinh do hệ thống A Nan, Trung Bộ Kinh do hệ thống Xá Lợi Phất, Tương Ứng Bộ Kinh do hệ thống Đại Ca Diếp, Tăng Chi Bộ do hệ thống A Na Luật lần lượt truyền thừa.

Luận Di Bộ Tông, luận Câu Xá quyển 29, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 2 của Vô Tính, luận Thành Duy Thừc quyển 3, v.v…thì A Hàm là do các bộ phái truyền thừa tựa hồ không giống nhau.

Theo Pháp Hoa Kinh Huyền Tán quyển 1, phần đầu của Khuy Cơ, Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển 4,Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm quyển 8 của Trừng Quán thì 4 bộ A Hàm và luật Ma Ha Tăng Kỳ đều do Đại Chúng Bộ truyền. Còn Câu Xá Luận Kê Cổ quyển thượng của Pháp Chàng thì cho rằng Trung A Hàm và Tạp A Hàmlà Tát Bà Đa Bộ truyền, Tăng Nhất A Hàm do Đại Chúng Bộ truyền, Trường A Hàm do Hóa Địa Bộ truyền, Biệt dịchTạp A Hàm do Ẩm Quang Bộ truyền. Nhưng thuyết nầy chưa hẳn đã chính xác.

Tóm lại A Hàm là do các bộ phái đều tự truyền thừa riêng nhưng sau khi kinh điển Đại Thừa phát đạt so với A Hàm, mới cho A Hàm là tên gọi khác của kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy.

Theo luận Đại Trí Độ quyển 33, 49, 100 thì tên gọi A Hàm cùng chung cho cả Đại Thừa. Cho nên trong kinh Đại BanNê Hoàn quyển 6 mới có từ ngữ “Phương Đẳng A Hàm”. Phương Đẳng A Hàm tức là chỉ kinh điển Đại Thừa.

Tham khảo: Du Già Luận Ký quyển 22. Huyền Ứng Âm Nghĩa quyển 24. Hi Lân Âm Nghĩa quyển 8. Phiên Phạm Ngữquyển 1. Xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 9. Di Bộ Tông Luận Thuật Ký Phát Nhẫn quyển thượng. Nguyên Thủy Phật Giáo Thánh Điển Chi Tập Thành Đệ Nhị Chương Đệ Tam Tiết, Đệ Tứ Tiết, Đệ Thất Chương, Ấn Thuận. A Hàm Kinhv.v…

II-KINH A HÀM

A Hàm là chỉ cho giáo pháp được truyền thừa hoặc là Thánh Điển truyền thừa giáo pháp của đức Phật. Ở đây nó cùng nghĩa với Pháp (Dharma (phạn)). Gọi A Hàm là kinh A Hàm là do thói quen xưa nay.

Thời đại Phật Giáo Nguyên Thủy các vị đệ tử đức Phật và tín đồ thường dùng thể thơ hoặc những đoạn văn xuôingắn gọn, hoặc dùng phương thức truyền miệng lẫn nhau để ghi nhớ và truyền thừa những giáo pháp đã nghe đức Phật nói.

Nói cách khác, cái căn cứ ghi nhớ của những người truyền thừa ấy chính là giáo thuyết khái quát của đức Phật. Vì các đệ tử Phật tiếp thu không giống nhau nên mới có những tư tưởng khác nhau. Bởi thế, đến khi giáo đoàn đượcthành lập thì giáo thuyết của đức Phật phải được chỉnh lý và thống nhất như thế nào đã trở thành một việc tất yếu.

Kết quả, giáo thuyết của đức Phật dần dần được đầy đủ hoàn bị và cũng dần phát triển thành một hình thức văn họcnhất định. Sau cùng đã trở thành Thánh Điển. Đó là nguyên nhân kinh A Hàm được hình thành.

Như vậy kinh A Hàm được hệt thống hóa và hình thành vào thời gian nào? Vấn đề nầy phải lần theo thứ tự của các kỳkết tập kinh điển để bàn thảo mới rõ được.

1-SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn vào mùa hạ an cư đầu tiên , năm trăm vị A La Hán họp ở hang đá Thất Diệp, bên ngoài thành Vương Xá. Ngài Đại Ca Diếp đưọc suy tôn làm Thượng Thủ, chủ tọa kết tập kinh điển lần thứ nhất, ngàiA Nan đọc lại Pháp (kinh), Ưu Ba Li đọc lại luật.

Đây là lần kết tập Kinh, Luật nỗi tiếng trong lịch sử Phật Giáo và thường được gọi là Ngũ Bách Kết Tập (nghĩa là lầnkết tập có 500 vị A La Hán tham dự).

2-SAU ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN KHOẢNG 100 NĂM

Bảy trăm vị tỳ kheo hội họp tại thành Tỳ Xá Ly, ngài Da Xá được bầu làm thượng thủ, cử hành kết tập lần thứ hai. Lầnkết tập nầy chủ yếu là tụng lại Tạng Luật . Đây cũng là lần kết tập trứ danh và thường được gọi là Thất Bách Kết Tập(cuộc kết tập có 700 vị tỳ kheo tham dự).

3-SAU ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN KHOẢNG 236 NĂM

Tức là vào thời vua A Dục, tại thành Hoa Thị, dưới sự chủ tọa của ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu, cuộc kết tập lần thứ 3 đã được tổ chức, đến đây ba Tạng Giáo Pháp mới dược hoàn thành .

4-SAU ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN KHOẢNG 400 NĂM

Tại nước Ca Thấp Di La, Hiếp Tôn Giả và ngài Thế Hửu được suy tôn làm Thượng Thủ, cử hành kết tập lần thứ tư. Lần kết tập nầy chủ yếu là làm luận để giải thích ba Tạng.

Tóm lại, Kinh A Hàm được tụng lại trong lần kết tập thứ nhất. Từ lần kết tập thứ hai về sau, tức vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch là thời kỳ kinh A Hàm chính thức được thành lập.

Về hình thức văn học, kinh A Hàm được chia làm 2 loại: 9 thể tài và 12 thể tài.

9 thể tài gồm có: Kinh, Trùng Tụng, Ký Thuyết, Kệ Tụng, Cảm Hứng Kệ, Như Thị Ngữ (bản sự), Bản Sinh, Phương Quảng, Vị Tằng Hửu Pháp.

12 thể tài gồm có: 9 loại nói trên cọng với Nhân Duyên, Thí Dụ, Luận Nghi, thành 12 thể tài. 9 thể tài được thành lậpsớm hơn 12 thể tài. Nhưng về bộ loại văn học của kinh điển Phật Giáo thì lấy 12 thể tài làm luận cứ nhất định.

Sau đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 100 năm, giáo đoàn thống nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy bị phân làm 2 thànhThượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ.

Về sau lại chia nhỏ thành 20 bộ phái Nguyên Thủy và mỗi bộ phái đều có kinh tạng riêng truyền thừa riêng của mình.

Theo những tư liệu hiện nay cho thấy, lúc bấy giờ, ít ra cũng còn tồn tại các kinh điển do Thượng Tọa Bộ Phương Nam, Hửu Bộ, Hóa Địa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Đại Chúng Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ truyền.

Nhưng cho đến ngày nay, chỉ có kinh điển của Thượng Tọa Bộ Phương Nam là được bảo tồn một cách toàn vẹn, gồm có 5 bộ viết bằng tiếng Pãli, đó là: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ứng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ (tức Khuất Đà Ca A Hàm). Đây là 5 bộ Nam Truyền, cũng gọi là 5 A Hàm Nam Truyền.

Về phía Bắc truyền, những kinh điển rời rạc lẻ tẻ của các bộ phái được gôm lại thành 4 A Hàm: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm viết bằng tiếng Phạn. Đây là 4 bộ A Hàm Bắc truyền. Trong đó, Trường Bộ,Trung Bộ của Nam Truyền tương đương với Trường A Hàm, Trung A Hàm của Bắc Truyền. Tương Ứng Bộ tương đương với Tạp A Hàm, Tăng Chi Bộ tương đương với Tăng Nhất A Hàm.

Năm bộ A Hàm Nam Truyền viết bằng tiếng Pãli, gần với tiếng nói hằng ngày ở thời đức Phật hơn, nên thông thường người ta cho rằng Nam Truyền giàu sắc thái Nguyên Thủy hơn Bắc Truyền. Và cũng vì thế nên các học giả cận đạimuốn khảo chứng các tư liệu nguyên thủy, phần nhiều thích dùng Kinh Điển văn Pãli để đối chiếu nghiên cứu.

Thường trên phương diện truyền thống, các học giả thường cho kinh A Hàm thuộc về Phật Giáo Nguyên Thủy. Trênphương diện giáo lý sử, tại Trung Quốc và Nhật Bản v.v… kinh A Hàm từ trước đến nay không được coi trọng. Mãi đến thời cận đại các nước châu Âu mới để tâm nghiên cứu. Từ năm 1820 dần dần mới coi trọng và xác nhận: Kinh A Hàm không phải chỉ là kinh điển Tiểu Thừa mà còn là kinh điển của Phật Giáo Nguyền Thủy. Nội dung bao hàm cả thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp thực tiễn của đức Phật có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng.

5-BỐN BỘ A HÀM BẮC TRUYỀN

a-KINH TRƯỜNG A HÀM

Gồm có 22 quyển, chia làm 4 phần, 30 kinh. Các kinh trong phần thứ nhất nói về đức Phật. Phần thứ 2 là kinh điển nói về giáo lý và sự tu hành. Phần thứ 3 là những lời vấn nạn của ngoại đạo. Phần thứ tư bàn về sự sanh diệt, thành hoại của thế giới.

b-KINH TRUNG A HÀM

Gồm có 60 quyển, 222 kinh, đại ý nói rõ 4 Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, ví dụ những lời nói và việc làm của đức Phật và các vị đệ tử.

c-KINH TĂNG NHẤT A HÀM

Gồm có 51 quyển, là kinh gom góp các loại pháp số. Vì kinh nầy gom thu các pháp số từ một Pháp đến 11 Pháp cho nên gọi là Tăng Nhất (thêm một).

d-KINH TẠP A HÀM

Gồm có 50 quyển, do gom góp các kinh ngắn và lẫn lộn nhiều thứ mà thành cho nên gọi là Tạp A Hàm.

Năm A Hàm Nam Truyền và 4 A Hàm Bắc truyền, nội dung chưa hẳn đã hoàn toàn giống nhau. Đôi khi cũng có chỗ hơi khác nhau. A Hàm Nam Truyền có thuyết năm phần. A Hàm Bắc truyền thì có 2 thuyết 4 phần và 5 phần.

Đồ biểu đối chiếu các thuyết như sau:

d1-THUYẾT 5 NIKÃYA

*Theo Luật Nhất Thiết Thiện Kiến, văn Pãli:

(1)-Dĩgha nikãya. (2)-Majjhima nikãya. (3)-Samyutta nikãya. (4)-Anguttara nikãya. (5)-Khuddaka nikãya.

d2-THUYẾT 5 A HÀM

*Theo Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa quyển 1:

(1)-Trường A Hàm. (2)-Trung A Hàm. (3)-Tăng Thuật Đa A Hàm. (4)- Ương Quật Đa La A Hàm. (5)-Khuất Đà Ca A Hàm.

d3-THUYẾT 4 A HÀM NĂM BỘ

*Theo Luật Ngũ Phần quyển 30, Luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 32, Luật Tứ Phần quyển 54:

(1)-Trường A Hàm. (2)-Trung A Hàm. (3)-Tạp A Hàm. (4)-Tăng Nhất A Hàm. (5)-Tạp Tạng.

d4-THUYẾT 5 A CẤP MA

*Theo Pháp Trụ Ký:

(1)-Trường A Cấp Ma. (2)-Trung A Cấp ma. (3)-Tương Ưng A Cấp Ma. (4)-Tăng Nhất A Cấp Ma. (5)-Tạp Loại A Cấp Ma.

d5-THUYẾT 4 A HÀM

*Theo Hửu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự quyển 39:

(1)-Trường. (2)-Trung. (3)-Tương . (4)-Tăng.

*Theo Tăng Nhất A Hàm Tự Phẩm:

(1)-Tăng. (2)-Trung. (3)-Trường.(4)-Tạp.

*Theo Du Già Sư Dịa Luận quyển 85:

(1)-Tạp. (2)-Trung. (3)-Trường. (4)-Tăng.

*Theo Tuyển tập Tam Tạng và Tạp Tạng Truyền:

(1)-Tăng. (2)-Trung. (3)-Trường. (4)-Tạp.

*Theo kinh Ban Nê Hoàn:

(1)-Trung. (2)-Trường. (3)-Tăng . (4)-Tạp.

III-TẠP A HÀM – KINH BIỆT SINH

Bốn kinh A Hàm Hán dịch cùng một bản tiếng Phạn nhưng dịch khác, và các kinh Biệt Sinh được biểu liệt như sau:

1-Kinh Tạp A Hàm 50 quyển, Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch.

2-Kinh Biệt Sinh Tạp A Hàm, 16 hay 20 quyển, đời Hậu Tấn, mất tên người dịch.

3-Kinh Tạp A Hàm quyển 1, đời Ngô, mất tên người dịch.

4-Kinh Phật Thuyết Thất Xứ Tam Quán 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 2 và quyển 34), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

5-Kinh Ngũ Uẩn Giai Không 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 2), Nghĩa Tịnh đời Đường dịch.

6-Kinh Phật Thuyết Thánh Pháp Ấn 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 3), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

7-Kinh Phật Thuyết Pháp Ấn 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 3), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

8-Kinh Ngũ ẤmThí Dụ 1 quyển (Tạp A Hàm 10 quyển), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

9-Kinh Phật Thuyết Thủy Mạc Sở Phiêu 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 10), Trú Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

10-Kinh Phật Thuyết Bất Tự Thủ Ý 1 quyển (Tạp A Hàm 11 quyển) Chi Khiêm đời Ngô dịch.

11-Kinh Phật Thuyết Mãn Nguyệ n Tử 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 13), đời Đông Tấn, mất tên người dịch.

12-Kinh Phật Thuyết Chuyễn Pháp Luận 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 15), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

13-Kinh Tam Chuyển Pháp Luận 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 15), Nghĩa Tịnh đời Đường dịch.

14-Kinh Phật Thuyết Tương Ứng Tương Khả 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 16), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

15-Kinh Luân Vương Thất Bảo 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 27), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

16-Kinh Phật Thuyết Bát Chánh Đạo 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 28), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

17-Kinh Nan Đề Thích 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 30), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

18-Kinh Phật Thuyết Mã Hửu Tam Tướng 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 33), Chi Diệu đời Hậu Hán dịch.

19-Kinh Phật Thuyết Mã Hửu Bát Thái Thí Nhân 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 33), Chi Diệu đời Hậu Hán dịch.

20-Kinh Phật Thuyết Giới Đức Hương 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 38), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

21-Kinh Phật Thuyết Giới Hương 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 38), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

22-Kinh Ương Quật Ma 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 38), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

23-Kinh Ương Quật Kế 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 38), Pháp cự đời Tây Tấn dịch.

24-Kinh Ưng Quật Ma La 4 quyển (Tạp A Hàm quyển 38), Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Rống dịch.

25-Kinh Nguyệt Dụ 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 41), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

26-Kinh Phạm Chí Kế Thủy Tịnh 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 44), đời Đông Tấn, mất tên người dịch.

27-Kinh Đại Tam Ma Nhạ 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 44), Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch.

28-Kinh Thụ Tân Tuế 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 45), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

29-Kinh Tân Tuế 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 45), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

30-Kinh Giải Hạ 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 45), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

31-Kinh Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Bộn Thân 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 46), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

32-Kinh Phóng Ngưu 1 quyển (Tạp A Hàm quyển 47), Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần dịch.

IV-KINH TRUNG A HÀM

Chỉ có một bản tiếng Phạn nhưng có 2 bản dịch tiếng Trung Hoa:

*Kinh Trung A Hàm 59 quyển, Đàm Ma Nan Đề đời Phù Tần dịch (đã mất).

*Kinh Trung A Hàm 60 quyển, Tăng Già Đề Bà đời Đông Tấn dịch (hiện còn).

BIỆT SINH KINH có 66:

1-Kinh Phật Thuyết Nhất Trí 1 quyển (kinh Thiện Pháp), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

2-Kinh Phật Thuyết Viên Sinh Thụ 1 quyển (kinh Trú Độ Thụ), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

3-Kinh Phật Thuyết Hàm Thủy Dụ 1 quyển (kinh Thủy Dụ), mất tên người dịch.

4-Kinh Phật Thuyết Tát Bát Đa Tô Ly Du Nại Dã 1 quyển (kinh Thất Nhật), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

5-Kinh Phật Thuyết Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân (kinh Lậu Tận), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

6-Kinh Phật Thuyết Tứ Đế (kinh Phân Biệt Thánh Đế), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

7-Kinh Phật Thuyết Hằng Thủy (kinh Chiêm Ba), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

8-Kinh Pháp Hải 1 quyển (kinh Chiêm Ba), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

9-Kinh Phật Thuyết Hải Bát Đức 1 quyển (kinh Chiêm Ba), Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần dịch.

10-Kinh Phật Thuyết Bản Tướng Y Trí 1 quyển (kinh Bản Tế), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

11-Kinh Phật Thuyết Duyên Bản Trí 1 quyển (kinh Bản Tế), mất tên người dịch.

12-Kinh Phật Thuyết Luân Vương Thất Bảo 1 quyển (kinh Thất Bảo), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

13-Kinh Phật Thuyết Đỉnh Sinh Vương Cố Sự 1 quyển (kinh Tứ Châu), Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch.

14-Kinh Phật Thuyết Văn Đà Kiệt Vương 1 quyển (kinh Tứ Châu), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

15-Kinh Phật Thuyết Tần Bà Sa La Vương 1 quyển (kinh Tần Bà Sa La Vương Nghinh Phật), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

16-Kinh Phật Thuyết Thiết Thành Nê Lê 1 quyển (kinh Thiên Sứ), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

17-Kinh Phật Thuyết Diêm La Vương Ngũ Thiên Sứ Giả 1 quyển (kinh Thiên Sứ), Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch.

18-Kinh Phật Thuyết Cổ Lai Thế Thời 1 quyển (kinh Thuyết Bản), mất tên người dịch.

19-Kinh Đại Chính Cú Vương 1 quyển (kinh Bì Tứ), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

20-Kinh Phật Thuyết A Na Luật Bát Niệm 1 quyển (kinh Bát Niệm), Chi Diệu đời Hậu Hán dịch.

21-Kinh Phật Thuyết Ly Thụy 1 quyển (kinh Trưỡng Lão Thượng Tông Thụy Miên), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

22-Kinh Phật Thuyết Thị Pháp Phi Pháp 1 quyển (kinh Chân Nhân), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

23-Kinh Phật Thuyết Cầu Dục 1 quyển (kinh Uế Phẩm), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

24-Kinh Phật Thuyết Thụ Tuế 1 quyển (kinh Tỳ Khưu Thỉnh), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

25-Kinh Phật Thuyết Phạm Chí Kế Thủy 1 quyển (kinh Thủy Tịnh Phạm Chí), mất tên người dịch.

26-Kinh Phật Thuyết Đại Kinh Nghĩa 1 quyển (kinh Đại Nhân), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

27-Kinh Phật Thuyết Khổ Ấm 1 quyển (kinh Khổ Ấm), mất tên người dịch.

28-Kinh Phật Thuyết Khổ Ấm Nhân Sự 1 quyển (kinh Khổ Ấm), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

29-Kinh Phật Thuyết Thích Ma Nam Bản Tứ Tử 1 quyển (kinh Khổ Ấm), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

30-Kinh Phật Thuyết Lạc Tưởng 1 quyển (kinh Tưởng), Trúc Pháp Hộ đời Hậu Hán dịch.

31-Kinh Phật Thuyết Lậu Phân Bá 1 quyển (kinh Đạt Phạm Hạnh), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

32-Kinh Phật Thuyết A Nậu Phong 1 quyển (kinh A Nô Ba), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

33-Kinh Phật Thuyết Chư Pháp Bản 1 quyển (kinh Chư Pháp Bản), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

34-Kinh Phật Thuyết Cù Đàm Di Ký 1 quyển (kinh Cù Đàm Di), Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch.

35-Kinh Phật Thuyết Chiêm Ba Tỳ Kheo 1 quyển (kinh Chiêm Ba), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

36-Kinh Phật Thuyết Phục Dâm 1 quyển (kinh Hành Dục), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

37-Kinh Phật Thuyết Ma Nhiễu Loạn 1 quyển (kinh Hàng Ma), mất tên người dịch.

38-Kinh Tệ Ma Thí Mục Liên 1 quyển (kinh Hàng Ma), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

39-Kinh Phật Thuyết Lại Tra Hòa La 1 quyển (kinh Lại Tra Hòa La), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

40-Kinh Phật Thuyết Hộ Quốc 1 quyển (kinh Lại Tra Hòa La), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

41-Kinh Phật Thuyết Đế Thích Sở Vấn 1 quyển (kinh Thích Vấn), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

42-Kinh Phật Thuyết Số 1 quyển (kinh Toán Số Mục Kiền Liên), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

43-Kinh Phạm Chí Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn (kinh A Nhiếp Hòa), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

44-Kinh Phật Thuyết Tu Đạt 1 quyển (kinh Tu Đạt Đá), Cầu Na Tỳ Địa đời Tiêu Tề dịch.

45-Kinh Phật Thuyết Trưỡng Giả Thí Bảo 1 quyển (kinh Tu Đạt Đá), Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch.

46-Kinh Phật Thuyết Tam Qui Ngũ Giới Từ Tâm Yếm Ly Công Đức 1 quyển (kinh Tu Đạt Đá), mất tên người dịch.

47-Kinh Phật Vị Hoàng Trúc Viên Lão Bà La Môn Thuyết Học 1 quyển (kinh Hoàng Lư Viên), mất tên người dịch.

48-Kinh Phạm Ma Du 1 quyển (kinh Phạm Ma), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

49-Kinh Phật Thuyết Tôn Thượng 1 quyển (kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

50-Kinh Phật Thuyết Đâu Điều (kinh Anh Vũ), mất tên người dịch.

51-Kinh Phật Thuyết Anh Vũ 1 quyển (kinh Anh Vũ), Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch.

52-Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt 1 quyển (kinh Anh Vũ), Cù Đàm Pháp Trí đời Tùy dịch.

53-Kinh Phân Biệt Thiện Ác Nghiệp Báo Ứng 2 quyển (kinh Anh Vũ), Thiên Tức Tai đời Bắc Tống dịch.

54-Kinh Phật Thuyết Ý 1 quyển (Tâm Kinh), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

55-Kinh Phật Thuyết Ứng Pháp 1 quyển (kinh Thụ Pháp), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

56-Kinh Phật Thuyết Phân Biệt Bố Thí 1 quyển (kinh Cù Đàm Di), Thí Hộ Đời Bắc Tống dịch.

57-Kinh Phật Thuyết Tức Tránh Nhân Duyên 1 quyển (kinh Chu Na), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

58-Kinh Phật Thuyết Nê Lê 1 quyển (kinh Si Tuệ Địa), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

59-Kinh Phật Thuyết Trai (Phụ Phật Thuyết Trai Kinh Khoa Chú) 1 quyển (kinh Trì Trai), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

60-Kinh Phật Thuyết Ưu Bà Di Đọa Xá ca 1 quyển (kinh Trì Trai), mất tên người dịch.

61-Kinh Phật Thuyết Bát Quan Trai 1 quyển (kinh Trì Trai), Thư Cừ Kinh Thanh đời Lưu Tống dịch.

62-Kinh Phật Thuyết Tỳ Ma Túc 1 quyển (kinh Tỳ Ma Na Tu), Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch.

63-Kinh Phật Thuyết Bà La Môn Tử Mệnh Chung Ái Niệm Bất Ly 1 quyển (kinh Ái Sinh), An Thế Cao đời Hậu hán dịch.

64-Kinh Phật Thuyết Thập Chi Cư Sĩ Bát Thành Nhân 1 quyển (kinh Bát Thành), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

65-Kinh Phật Thuyết Tà Kiến 1 quyển (Kiến Kinh), mất tên người dịch.

66-Kinh Phật Thuyết Tiễn Dụ 1 quyển (kinh Tiễn Dụ), mất tên người dịch.

PHÂN LOẠI NỘI DUNG KINH TRUNG A HÀM

*Theo Tăng Triệu: gồm có 5 tụng, 18 phần, 22 kinh, 60 quyển.

*1-Tụng Đầu: 5 phẩn rưỡi, 60 tư kinh, 12 quyển.

*2-Tiểu Thổ Thành Tụng: bốn phẩm rưỡi kinh, 16 quyển.

*3-Niệm Tụng: 1 phẩm rưỡi, 52 kinh, 9 quyển.

*4-Phân Biệt Tụng: 2 phẩm, 2 nửa phẩm, 35 kinh, 11 quyển.

*5-Tụng Cuối: 3 phẩm rưỡi, 36 kinh, 12 quyển.

V-TRƯỜNG A HÀM – KINH BIỆT SINH

1-Kinh Thất Phật 1 quyển (phần đầu của kinh Đại Bản Duyên), Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch.

2-Kinh Tỳ Bà Thi Phật 2 quyển (phần sau của kinh Đại Bản Duyên), Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch.

3-Kinh Phật Ban Nê Hoàn 2 quyển (kinh Du Hành), Bạch Pháp Tổ đời Tây Tấn dịch.

4-Kinh Đại Ban Niết Bàn 3 quyển (kinh Du Hành), Pháp Hiển đời Đông Tấn dịch.

5-Kinh Ban Nê Hoàn 2 quyển (kinh Du Hành), đời Đông Tấn, mất tên người dịch.

6-Kinh Đại Kiên Cố Bà La Môn Duyên Khởi 2 quyển (kinh Điển Tôn), Thi Hộ Đời Bắc Tống dịch.

7-Kinh Nhân Tiên 1 quyển (kinh Xà Ni Sa), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

8-Kinh Bạch Y Kim Chàng Nhị Bà La Môn Duyên Khởi 2 quyển (kinh Tiểu Duyên), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

9-Kinh Ni Câu Đà Phạm Chí 2 quyển (kinh Tán Đà Na), Thí Hộ Đời Bắc Tống dịch.

10-Kinh Đại Tập Pháp Môn 2 quyển (kinh Chúng Tập), Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.

11-Kinh Trường A Hàm Thập Báo Pháp (kinh Thập Thượng), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

12-Kinh Nhân Bản Dục Sinh 1 quyển (kinh Đại Duyên Phương Tiện), An Thế Cao đời Hậu hán dịch.

13-Kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ 1 quyển (kinh Thiện Sinh), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

14-Kinh Tin Phật Công Đức 1 quyển (kinh Tự Hoan Hỉ), Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.

15-Kinh Đại Tam Ma Nhạ 1 quyển (kinh Đại Hội), Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch.

16-Kinh Phật Khai Giải Phạm Chí A Bạt 1 quyển (kinh A Ma Trú), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

17-Kinh Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến 1 quyển (kinh Phạm Động), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

18-Kinh Tịch Chí Quả 1 quyển (kinh Sa Môn Quả), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

19-Kinh Đại Lâu Thán 6 quyển (kinh Thế Kí), Pháp Cự, Pháp Lập đời Tây Tấn dịch.

20-Kinh Khởi Thế (kinh Thế Kí), Xà Na Quật Đa đời Tùy dịch.

21-Kinh Khởi Thế Nhân Bản 10 quyển (kinh Thế Kí), Đạt Ma Cấp Đa đời Tùy dịch.

VI-TĂNG NHẤT A HÀM – KINH BIỆT SINH

1-Kinh A La Hán Cụ Đức 1 quyển (phẩm Đệ Tứ Đệ Tử, phẩm đệ ngũ Tỳ Kheo Ni, phẩm đệ lục Thanh Tín Sĩ, phẩm đệ thất Thanh Tín Nữ là cùng bản tiếng Phạn), Pháp Hiền đời Bắc Tông dịch.

2-Kinh Tứ Nhân xuất hiện thế gian 1 quyển (cùng bản tiếng Phạn vớ phẩm Tứ Ý Đoạn), Cầu Na Bạt Đà La đời Lư Tống dịch.

3-Kinh Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Bộn Thân 1 quyển (cùng bản tiếng Phạn với phẩm Tứ Ý Đoạn)Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

4-Kinh Tu Ma Đề Nữ 1 quyển (cùng bản phẩm Tu Đà), Chi Khiêm đời Ngô dịch.

5-Kinh Cấp Cô Trưỡng Giả Nữ Đắc Độ nhân duyên 1 quyển (cùng bản phẩm Tu Đà), Thí Hộ đời Bắc Tống.

6-Kinh Tam Ma Kiệt 1 quyển (cùng bản phẩm Tu Đà), Trúc Luật Viêm đời Ngô dịch.

7-Kinh Bà La Môn Tỵ Tử 1 quyển (cùng bản phẩm Tăng Thượng), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

8-Kinh Thực Thí Hoạch Ngũ Phúc Báo 1 quyển (cùng bản phẩm Thiện Tụ), đời Đông Tấn, mất tên người dịch.

9-Kinh Tần Tỳ Sa La Vương Nghệ Phật Cúng Dường 1 quyển (cùng bản phẩm Đẳng Kiến), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

10-Kinh Trưỡng Giả Tử Lục Quá Xuất Gia 1 quyển (cùng bản phẩm Tà Tụ), Tuệ Giảng đời Lưu Tống dịch.

11-Kinh Ưng Quật Ma 1 quyển (cùng bản phẩm Lực), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

12-Kinh Ương Quất Kế 1 quyển (cùng bản Phẩm Lực), Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.

13-Kinh Lực Sĩ Di Sơn 1 quyển (cùng bản phẩm Bát Nạn), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

14-Kinh Tứ Vị Tằng Hửu Pháp (cùng bản phẩm Bát Nạn), Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

15-Kinh Xá Lợi Phất Ma Ha Mục Liên Du Tứ Cù 1 quyển (cùng bản phẩm Mã Vương), Khang Mạnh Tường đời Hậu Hán dịch.

16-Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tính Tự 1 quyển (cùng bản phẩm Thập Bất Thiện), đời Tào Ngụy, mất tên người dịch.

17-Kinh Phóng Ngưu 1 quyển (cùng bản phẩm Phóng Ngưu), Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần dịch.

18-Kinh Duyên Khởi 1 quyển (cùng bản phẩm Phóng Ngưu), Huyền Trang đời Đường dịch.

19-Kinh Thập Nhất Tưởng Tư Niệm Như Lai 1 quyển (cùng bản phẩm lễ Tam Bảo), Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch.

20-Kinh Tứ Nê Lê 1 quyển (cùng bản phẩm Lễ Tam Bảo), Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch.

21-Kinh A Na Bân Khâu Hóa Chất Tử 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch.

22-Kinh Ngọc Da Nữ 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường), đời Tây Tấn, mất tên người dịch.

23-Kinh Ngọc da 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường), Trúc Đàm Vô Lương đời Đông Tấn dịch.

24-Kinh A Sắc Đạt 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường), Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch.

25-Kinh Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn 1 quyển (cùng bản phẩm Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn), Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch.

26-Kinh Phật Mẫu Ban Nê Hoàn 1 quyển (cùng bản Đại Ái Đạo Ban Niết bàn), Bạch Pháp Tổ đời Tây Tấn dịch.

27-Kinh Xá Vệ Quốc Vương Thập Mộng 1 quyển (cùng bản phẩm Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn), đời Tây Tấn, mất tên người dịch.

28-Kinh Quốc Vương Bất Lê Tiên Nê Thập Mộng 1 quyển (cùng bản phẩm Đại Ái Đạo Ban Niết Nàm), Trúc Đàm Vô Lan, đời Đông Tấn dịch.

Tham khảo: Kinh Ban Nê Hòan quyển hạ. Xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 9. Huyền Trang Ứng Âm Nghĩa quyển 23.Nguyên Thủy Phật Gaó Thánh Điển Chí Tập Thành quyển 23. V.v…

 

Lâm Như-Tạng

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu